Bến Tre: Có thể khắc phục hiện tượng nghêu chết?

Từ tháng 3-2015 đến nay, hiện tượng nghêu chết hàng loạt trên diện rộng và kéo dài ở các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển Bến Tre đã làm giảm thu nhập của người dân. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như nắng nóng kéo dài, độ mặn trong nước biển tăng cao và bị nhiễm bẩn. Cơ quan Thú y Vùng VI đã phát hiện vi khuẩn trên các mẫu thử gửi của khu vực biển Bình Đại. Đến nay, mọi công tác khắc phục chỉ có thể ở mức tương đối…

bãi nghêu
Nghêu chết kéo dài đã gây thiệt hại nghiêm trọng nên việc khai thác nghêu không còn sôi nổi. Ảnh: Mã Phương

Chết bất thường và kéo dài... thất vọng

Ông Mai Văn Tiến - Giám đốc HTX Thủy sản Rạng Đông cho biết: “Những năm qua, khoảng giữa tháng 3, khi nắng gắt, nước biển tăng độ mặn thì nghêu bắt đầu chết lai rai đến khoảng tháng 6. Dưới sự thay đổi đột ngột của thời tiết chuyển sang mưa thì nghêu sẽ chết trong vài đám mưa đầu mùa. Lúc nhiệt độ môi trường sống ổn định, khoảng đầu tháng 7 là nghêu phát triển rất tốt, nghêu mập lên nhanh và bắt đầu sinh sản. Năm nay, khi môi trường nước, nhiệt độ, lượng mưa cơ bản đã ổn định thì nghêu cũng vẫn tiếp tục chết. Từ tháng 3 đến nay, dù tập trung khai thác cũng không bù nổi chi phí bỏ ra nên xã viên chưa được chia hoa lợi lần nào. Các xã viên cũng không mặn mà với công việc khai thác nghêu nữa”.

Tình hình đang diễn ra tại HTX Thủy sản Đồng Tâm cũng không lạc quan gì hơn. Ông Lê Ngọc Phú - Giám đốc HTX nói: “Đến nay, tình hình nghêu chết đã cơ bản được kiểm soát, nghêu con cũng xuất hiện trở lại. Chẳng biết rồi đây sẽ còn điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe nghêu nữa hay không. Việc làm ăn dựa vào thiên nhiên ngày càng khó khăn”.

Theo nhiều bà con xã viên ở 2 xã Thừa Đức và Thới Thuận, trước tình hình nghêu chết như năm nay, họ không còn trông mong nhiều vào thu nhập từ HTX như trước nữa. “Thay vì ưu tiên cào thuê sân nghêu, mấy tháng qua, gia đình tôi đi cào sò và đặt đú ngoài sông. Tôi cào được 100 con nghêu thì có đến 80 con chết thối” - một xã viên ở ấp Thới An, xã Thới Thuận nói.

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch UBND xã Thới Thuận cho biết: Trước tình hình nhiều tháng liền HTX sản xuất không có lãi, UBND xã đã đề nghị Ban chủ nhiệm HTX ứng tiền quỹ để chia cho bà con nhằm chia sẻ phần nào chi phí sinh hoạt gia đình.

Theo số liệu của Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến cuối tháng 6-2015, HTX Thủy sản Đồng Tâm phát hiện trên tổng số 650ha diện tích nghêu đang nuôi, có khoảng 40ha ở giai đoạn từ 100 - 150 con/kg bị chết bất ngờ, gây thiệt hại từ 30 - 60% và khoảng 25ha bị thiệt hại từ 55 - 90%. Trong khi đó, 845ha đang thả nuôi của HTX Thủy sản Rạng Đông, có 115ha  nghêu nuôi cũng ở giai đoạn tuổi này bị thiệt hại từ 20 - 40% sản lượng. Tính đến nay, tổng diện tích nghêu bị thiệt hại ở các HTX thủy sản trong toàn tỉnh khoảng 550ha.

Công tác khắc phục chỉ ở mức tương đối

Theo Ban chủ nhiệm 2 HTX thủy sản ở Bình Đại, mặc dù ngay từ đầu năm 2015, các HTX đã khẩn trương khai thác bán, san thưa nghêu từ vùng cao triều xuống vùng hạ triều nhằm hạn chế thiệt hại nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do thời điểm này nghêu giống, nghêu thịt tiêu thụ chậm.

Ban chủ nhiệm 2 HTX Rạng Đông và Đồng Tâm cũng đã gửi mẫu thử yêu cầu xét nghiệm đến Cơ quan Thú y Vùng VI. Kết quả đã phát hiện trên 6 mẫu gửi xét nghiệm (gồm nghêu nguyên con và bùn) của HTX Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận) có chứa vi khuẩn Vibrio spp tổng số và 6/6 mẫu có tổng vi khuẩn hiếu khí; phát hiện trên 14 mẫu gửi xét nghiệm (gồm nghêu nguyên con, nước và bùn) của HTX Thủy sản Đồng Tâm (xã Thừa Đức) có 2 loại vi khuẩn này. Đồng thời, cơ quan Thú y Vùng VI cũng phát hiện thêm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Vibrio vulnificus trong 2 mẫu nước xét nghiệm của HTX Đồng Tâm. Theo các nhà khoa học, đây là những vi khuẩn sống ký sinh trên nhuyễn thể, khi nhuyễn thể bị mất sức đề kháng, chúng sẽ trở thành những vi khuẩn rất có hại.

Ông Đào Văn Lộc - Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Bình Đại cho biết: Thời gian qua, huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT liên tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình và chỉ đạo Phòng NN&PTNT, UBND 2 xã Thừa Đức, Thới Thuận tăng cường khuyến cáo bà con. Trong đó, tập trung khai thác nghêu vừa đủ kích cỡ, đồng thời chủ động san thưa, di dời nghêu để hạn chế thiệt hại. Riêng đối với các khu vực có nghêu chết, cần làm tốt công tác vệ sinh sân bãi, nhanh chóng thu gom xác nghêu chết, sắp chết để di chuyển ra khỏi khu vực nuôi nghêu nhằm tránh lây nhiễm sang các cá thể nghêu khác còn sống; san lấp các vùng trũng ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng ngập nước cục bộ, nơi có nhiệt độ quá cao vào buổi trưa…

“Chúng tôi chỉ có thể chỉ đạo để làm những công việc nhằm hạn chế thiệt hại trước tình hình nghêu chết bất thường như thời gian qua. Bởi diện tích nuôi nghêu quá lớn và chịu sự tác động trực tiếp từ các yếu tố tự nhiên, mà điều này không thể kiểm soát được. Đến nay, tình hình nghêu thịt cơ bản đã ổn định và nghêu con đã xuất hiện trở lại nhưng các HTX cũng không được chủ quan, phải thường xuyên theo dõi một cách chặt chẽ, chủ động chuẩn bị sẵn các phương án phù hợp để đối phó nhằm hạn chế thiệt hại trước những diễn biến bất thường của thời tiết như hiện nay” - ông Đào Văn Lộc nói.

Báo Đồng Khởi, 05/08/2015
Đăng ngày 06/08/2015
Phương Bình
Dịch bệnh

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Làm sao để nhận biết tôm thẻ bị bệnh gan?

Trong số các vấn đề sức khỏe mà tôm thường gặp phải, bệnh gan là một trong những vấn đề phổ biến và có thể gây tổn thất lớn đối với nuôi tôm. Tuy nhiên, việc nhận biết triệu chứng của bệnh gan ở tôm có thể không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Tôm vàng gan
• 09:33 24/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 09:52 10/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 10:30 06/05/2024

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 22:38 26/05/2024

Hiện trạng cơ sở chế biến tôm cả nước

Ngày 22/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu báo cáo điều tra hiện trạng chế biến 2 sản phẩm chủ lực quốc gia là tôm nước lợ và cá tra. Sau đây là hiện trạng cơ sở chế biến tôm nước lợ.

Chế biến tôm
• 22:38 26/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 22:38 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:38 26/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 22:38 26/05/2024